Cấu tạo sàn âm và cách tôn nền sàn âm trước đây được nhiều người quan tâm vì nó có ưu điểm là giấu dầm đi không cần đóng trần thạch cao vì thế tiết kiệm được chi phí xây dựng biệt thự đẹp, bên cạnh đó nó phù hợp với những khu vệ sinh, sàn ban công…để nước không chảy vào nền nhà. Vậy khi tôn nền sàn âm cần lưu ý những vấn đề gì chúng ta cũng tìm hiểu về đặc điểm và vật liệu tôn sàn âm.
BÙ SÀN ÂM LÀ GÌ ? KHI NÀO NGƯỜI TA SỬ DỤNG CÁCH TÔN NỀN SÀN ÂM ?
Sàn dương hay sàn âm (sàn hạ hoặc sàn lật) đều giống nhau về mặt sơ đồ tính kết cấu (sàn bản kê), tức là sàn có âm hay dương đều được “treo” gắn vào dầm xung quanh mà thôi tuy nhiên sàn dương thì chúng ta đặt dầm dưới mặt sàn nhưng cách tôn nền sàn âm là làm dầm nổi trên mặt sàn, mặt sàn thấp hơn mặt trên của đà. Vì thế:
+ Sàn dương thì không phải tôn nền giá hạ.
+ Sàn âm phải tôn nền lên bằng mặt dầm do đó tăng tải trọng sàn, thép và chiều dày sàn phải lớn hơn.
+ Việc áp dụng cách tôn nền sàn âm thường dành cho khu vệ sinh, ban công, sân thượng…để chôn ống và để hạ cos vệ sinh thấp hơn cos nền nhà, làm cho sàn vệ sinh thấp hơn so với nền sàn nhà để nước khỏi chảy ra ngoài rồi tràn vào nền nhà.
+ Ngoài ra, ở một số vị trí để tránh lộ dầm cho trần phòng phía dưới làm mất đi tính thẩm mĩ của khu vực trần nhà, người ta cũng làm sàn âm để khỏi phải đóng trần che dầm lộ. Hiện nay những gia đình có điều kiện thì người ta không cần làm sàn âm mà trực tiếp sử dụng trần thạch cao để giấu dầm đi nâng cao tính thẩm mĩ cho các mẫu thiết kế nhà đẹp.
Sàn Vượt Nhịp
Địa chỉ văn phòng 1: Ngách 05, Ngõ 10, đi Mai Hắc Đế, Định Trung, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
Địa chỉ nhà máy SX: KCN VSIP Bắc Ninh
Hotline: 0982 396 991